Bài số 7  

Thơ học tăng Abe no Nakamaro 阿倍仲呂

 

a) Nguyên văn:

天の原

ふりさけ見れば

春日なる

三笠の山に

出でし月かも

b) Phiên âm:

Ama no hara

Furisake mireba

Kasuga naru

Mikasa no yama ni

Ideshi tsuki kamo

c) Diễn ý:

Ngoảnh nhìn lên bầu trời cao,

Ở phía xa xôi kia.

Vầng trăng thấy bây giờ ở Trung Quốc,

Có phải cũng là vầng trăng xưa trên núi Mikasa,

Ở vùng Kasuga quê hương mình chăng?

d) Dịch thơ:

Nhìn lên bầu trời lạ,
Vầng trăng quê người ta.
Có là trăng làng cũ,
Chiếu núi Mikasa?

(ngũ ngôn)

Trời cao, trăng mọc xa xa,
Phải chăng trăng núi quê nhà xuân xưa?

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập) phần thơ lữ hành, bài số 406.

Tác Giả: Abe no Nakamaro (An Bồi, Trọng Lữ, 701-770)

Bài thơ này của học tăng Abe no Nakamaro, tức là tăng Triều Hành, sang nhà Đường học Phật, tương truyền có lưu lạc đến Việt Nam, được triều đình Huyền Tông phong chức thứ sử Giao Châu. Ông nhìn vầng trăng trên trời nước người nhớ về vầng trăng quê hương núi Mikasa vùng Kasuga (gần Nara) nước Nhật trước ngày lên đường về nước.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tâm tình nhớ về quê hương trong khi du học ở nước người.

Núi Mikasa là một ngọn núi hay đúng hơn là một quả đồi hình như cái nón lá (kasa), cao 283m, nằm phía đông đền Kasuga ở Nara, tượng trưng cho hình ảnh quê hương của tác giả. Đền này cũng là nơi sứ bộ và du học sinh đến khấn nguyện cầu xin đi đường bình yên. Tương truyền, Nakamaro làm bài thơ này khi từ Trung Quốc bước xuống thuyền ở Minh Châu để về nước và được bạn bè đưa tiễn. Hai chữ kamo (có phải chăng) ở cuối câu thơ nói lên sự hoài nghi nhưng cũng là niềm hy vọng của ông. Thời ấy đường biển nhiều sóng gió, tai nạn, số người chết rất nhiều nên ta có thể hiểu tâm tình này.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trường không vọng nguyệt.
長 空 望 月

Liêu khoát[1] trường thiên ngọc kính thăng,
遼 闊 長 天 玉 鏡 昇

Ngưỡng thủ dao vọng động hương tình.
仰 首 遥 望 動 郷 情

Do thị đương niên Xuân Nhật nguyệt,
犹 是 当 年 春 日 月

Tằng tại Tam Lạp Sơn đính minh.
曾 在 三 笠 山 頂 明


[1] Liêu khoát: mênh mông, bát ngát.

Anh dịch:

On every side the vaulted sky

I view: now will the moon have peered,

I trow, above Mikasa high

In Kasuga’s far-off land upreared.

(Dickins)

When I look abroad

O'er the wide-stretched "Plain of Heaven,"

Is the moon the same

That on Mount Mikasa rose,

In the land of Kasuga?

(Mac Cauley)

 

Nakamaro người vùng Yamato, mới 16 tuổi (716) đã du học ở Trường An, rồi làm quan bên đó, kết bạn với Vương Duy, Lý Bạch, đến năm 753 mới dược theo sứ bộ Nhật Bản để về nước. Nhân đấy, Vương Duy có tặng bài thơ ngũ ngôn “Tống bí thư Triều giám hoàn Nhật Bản quốc” với tình ý hết sức nồng đượm. Chẳng ngờ thuyền bị đắm và ông trôi dạt đến Giao Châu. Mọi người ngỡ ông chết đuối, do đó, Lý Bạch mới làm thơ than khóc như sau:

Khốc Triều Khanh Hành.
哭 晁 卿 衡

Nhật Bản Triều khanh từ đế đô,
日 本 晁 卿 辞 帝 都

Chinh phàm nhất phiến nhiễu Bồng Hồ.
征 帆 一片 繞 蓬 湖

Minh nguyệt bất qui trầm bích hải,
  月 不 帰 沈 璧 海

Bạch vân sầu sát mãn Thương Ngô.
白 雲 愁 殺 満 蒼

 

Khóc bạn Triều Hành.

Bạn Triều nước Nhật giã kinh đô,
Buồm dong một lá trẩy Bồng Hồ.
Trăng sáng không về, chìm bể biếc,
Một màu mây trắng dãi Thương Ngô.

 

Sau đó, Abe no Nakamaro được Đường Túc Tông phong làm Trấn Tây Đô Hộ ở Giao Châu nhưng có lẽ đây chỉ là một tước hiệu chứ ông không trực tiếp cai trị. Ông mất ở Trung Quốc, không hề thấy lại quê hương. Bài thơ này đã được Ki no Tsurayuki trích dẫn trong tác phẩm Tosa Nikki nên người đời mới biết là thơ của ông.

 

 





Bài số 7  

Thơ học tăng Abe no Nakamaro 阿倍仲呂

 

a) Nguyên văn:

天の原

ふりさけ見れば

春日なる

三笠の山に

出でし月かも

b) Phiên âm:

Ama no hara

Furisake mireba

Kasuga naru

Mikasa no yama ni

Ideshi tsuki kamo

c) Diễn ý:

Ngoảnh nhìn lên bầu trời cao,

Ở phía xa xôi kia.

Vầng trăng thấy bây giờ ở Trung Quốc,

Có phải cũng là vầng trăng xưa trên núi Mikasa,

Ở vùng Kasuga quê hương mình chăng?

d) Dịch thơ:

Nhìn lên bầu trời lạ,
Vầng trăng quê người ta.
Có là trăng làng cũ,
Chiếu núi Mikasa?

(ngũ ngôn)

Trời cao, trăng mọc xa xa,
Phải chăng trăng núi quê nhà xuân xưa?

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập) phần thơ lữ hành, bài số 406.

Tác Giả: Abe no Nakamaro (An Bồi, Trọng Lữ, 701-770)

Bài thơ này của học tăng Abe no Nakamaro, tức là tăng Triều Hành, sang nhà Đường học Phật, tương truyền có lưu lạc đến Việt Nam, được triều đình Huyền Tông phong chức thứ sử Giao Châu. Ông nhìn vầng trăng trên trời nước người nhớ về vầng trăng quê hương núi Mikasa vùng Kasuga (gần Nara) nước Nhật trước ngày lên đường về nước.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tâm tình nhớ về quê hương trong khi du học ở nước người.

Núi Mikasa là một ngọn núi hay đúng hơn là một quả đồi hình như cái nón lá (kasa), cao 283m, nằm phía đông đền Kasuga ở Nara, tượng trưng cho hình ảnh quê hương của tác giả. Đền này cũng là nơi sứ bộ và du học sinh đến khấn nguyện cầu xin đi đường bình yên. Tương truyền, Nakamaro làm bài thơ này khi từ Trung Quốc bước xuống thuyền ở Minh Châu để về nước và được bạn bè đưa tiễn. Hai chữ kamo (có phải chăng) ở cuối câu thơ nói lên sự hoài nghi nhưng cũng là niềm hy vọng của ông. Thời ấy đường biển nhiều sóng gió, tai nạn, số người chết rất nhiều nên ta có thể hiểu tâm tình này.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trường không vọng nguyệt.
長 空 望 月

Liêu khoát[1] trường thiên ngọc kính thăng,
遼 闊 長 天 玉 鏡 昇

Ngưỡng thủ dao vọng động hương tình.
仰 首 遥 望 動 郷 情

Do thị đương niên Xuân Nhật nguyệt,
犹 是 当 年 春 日 月

Tằng tại Tam Lạp Sơn đính minh.
曾 在 三 笠 山 頂 明


[1] Liêu khoát: mênh mông, bát ngát.

Anh dịch:

On every side the vaulted sky

I view: now will the moon have peered,

I trow, above Mikasa high

In Kasuga’s far-off land upreared.

(Dickins)

When I look abroad

O'er the wide-stretched "Plain of Heaven,"

Is the moon the same

That on Mount Mikasa rose,

In the land of Kasuga?

(Mac Cauley)

 

Nakamaro người vùng Yamato, mới 16 tuổi (716) đã du học ở Trường An, rồi làm quan bên đó, kết bạn với Vương Duy, Lý Bạch, đến năm 753 mới dược theo sứ bộ Nhật Bản để về nước. Nhân đấy, Vương Duy có tặng bài thơ ngũ ngôn “Tống bí thư Triều giám hoàn Nhật Bản quốc” với tình ý hết sức nồng đượm. Chẳng ngờ thuyền bị đắm và ông trôi dạt đến Giao Châu. Mọi người ngỡ ông chết đuối, do đó, Lý Bạch mới làm thơ than khóc như sau:

Khốc Triều Khanh Hành.
哭 晁 卿 衡

Nhật Bản Triều khanh từ đế đô,
日 本 晁 卿 辞 帝 都

Chinh phàm nhất phiến nhiễu Bồng Hồ.
征 帆 一片 繞 蓬 湖

Minh nguyệt bất qui trầm bích hải,
  月 不 帰 沈 璧 海

Bạch vân sầu sát mãn Thương Ngô.
白 雲 愁 殺 満 蒼

 

Khóc bạn Triều Hành.

Bạn Triều nước Nhật giã kinh đô,
Buồm dong một lá trẩy Bồng Hồ.
Trăng sáng không về, chìm bể biếc,
Một màu mây trắng dãi Thương Ngô.

 

Sau đó, Abe no Nakamaro được Đường Túc Tông phong làm Trấn Tây Đô Hộ ở Giao Châu nhưng có lẽ đây chỉ là một tước hiệu chứ ông không trực tiếp cai trị. Ông mất ở Trung Quốc, không hề thấy lại quê hương. Bài thơ này đã được Ki no Tsurayuki trích dẫn trong tác phẩm Tosa Nikki nên người đời mới biết là thơ của ông.